We Are One
<object width="1" height="1"><param name="movie" value="http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMi8wMi8wNi8wLzmUsICvInagaMEMDdmMWY0ZGYxOGE1ODgwYzQyMDI2NjZmMjZlYzYwZGYdUngWeBXAzfEcUIbaBoWeB25nIHRoZSByWeB2kgeGEgfCBIdXllWeBiBDaGl8MXwz" /><param name="quality" value="high" /><param name="wmode" value="transparent" /><embed width="1" height="1" src="http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMi8wMi8wNi8wLzmUsICvInagaMEMDdmMWY0ZGYxOGE1ODgwYzQyMDI2NjZmMjZlYzYwZGYdUngWeBXAzfEcUIbaBoWeB25nIHRoZSByWeB2kgeGEgfCBIdXllWeBiBDaGl8MXwz" quality="high" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash"></embed></object><br />

Join the forum, it's quick and easy

We Are One
<object width="1" height="1"><param name="movie" value="http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMi8wMi8wNi8wLzmUsICvInagaMEMDdmMWY0ZGYxOGE1ODgwYzQyMDI2NjZmMjZlYzYwZGYdUngWeBXAzfEcUIbaBoWeB25nIHRoZSByWeB2kgeGEgfCBIdXllWeBiBDaGl8MXwz" /><param name="quality" value="high" /><param name="wmode" value="transparent" /><embed width="1" height="1" src="http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMi8wMi8wNi8wLzmUsICvInagaMEMDdmMWY0ZGYxOGE1ODgwYzQyMDI2NjZmMjZlYzYwZGYdUngWeBXAzfEcUIbaBoWeB25nIHRoZSByWeB2kgeGEgfCBIdXllWeBiBDaGl8MXwz" quality="high" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash"></embed></object><br />
We Are One
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
Đăng Nhập

Quên mật khẩu


ĐÁP ÁN CÂU 1 VÀ CÂU 2 HỘI THI 65 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỒNG NAI NEK` CÁC BẠN:

Go down

ĐÁP ÁN CÂU 1 VÀ CÂU 2 HỘI THI 65 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỒNG NAI NEK` CÁC BẠN:  Empty ĐÁP ÁN CÂU 1 VÀ CÂU 2 HỘI THI 65 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỒNG NAI NEK` CÁC BẠN:

Bài gửi  kelin Wed Apr 06, 2011 5:15 pm

Câu 1:

Sau Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, Biên Hoà hình thành nhiều tổ chức vũ trang do những người yêu nước thành lập. Để thống nhất lãnh đạo chỉ huy các lực lượng kháng chiến, theo chỉ đạo của Khu Uỷ , Bộ Tư Lệnh Khu, ngày 15-5-1946 Tỉnh Ủy Biên Hoà triệu tập hội nghị quân sự toàn tỉnh tại Xóm Đèn (xã Tân Hoà, huyện Tân Uyên) và đã quyết định hai vấn đề lớn:

1. Thống nhất các lực lượng vũ trang gồm du kích trại huấn luyện Sở tiêu; Vệ Quốc đoàn quân Châu Thành; Vệ Quốc đoàn Biên Hoà
2. Xây dựng chiến khu D thành căn cứ kháng chiến của Tỉnh
Sự kiện ngày 15-5-1946 là một trong những mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai. Từ đây lực lượng vũ trang Biên Hoà được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp trực tiếp thống nhất của Đảng; mở ra thời kì mới xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh từ trên xuống huyện, xã, từng bước hình thành ba hình thức vũ trang trong tỉnh, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, tạo ra sức mạnh để lực lượng vũ trang thực hiện thắng lợi nhiệm vụ làm nòng cốt kháng chiến.

Căn cứ vào Quyết định 159/2007/QĐ-BQP ngày 29/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy chế ngày truyền thống và các hoạt động kỉ niệm nhân ngày truyền thống của Quân đội và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam; các cứ liệu lịch sử về quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai; tầm quang trọng của Hội nghị Quân sự toàn tỉnh Biên Hoà (15 tháng 5 năm 1946, tại Xóm Đèn, xã Tân Hoà, quận Tân Uyên); Bộ Tư lệnh quân khu 7 đã ra quyết định số 1672/QĐ-BTL ngày 16/11/2009 công nhận ngày 15/5/1946 là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai. Đến nay (2011) lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai đã tròn 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
Ý nghĩa

Lực lượng vũ trang Đồng Nai ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp kháng chiến của sự nghiệp kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và được nhân dân che chở, nuôi dưỡng, lực lượng vũ trang Đồng Nai lần lượt hình thành và gắn liền với các phong trào Cách mạng của nhân dân, gắn liền với từng bước đi của lịch sử miền Đông, lịch sử dân tộc.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, qua 20 năm kháng chinế vì nền độc lập lực lượng vũ trang Đồng Nai đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong chống càn bảo vệ căn cứ (chiến khu D, chiến khu Rừng Sác), là lực lượng chủ lực trong phong trào Cách mạng của nhân dân các vùng nông thôn, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Sau chiến thắng 30/4/1975, sau hơn 30 năm ngày miềm Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất lực lượng vũ trang Đồng Nai vẫn là lực lượng nòng cốt phong trào bảo vệ an ninh chính trị, giữ vững sự ổn định trên địa bàn tỉnh; tích cực truy quét, diệt và bắt bọn tàn quân, bọn phản động chống phá Cách mạng, là công cụ sắc bén của Đảng, bảo vệ chính quyền Cách mạng, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh chính trị , trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang Đồng Nai suốt hơn nửa thế kỉ qua vẫn luôn giữ vững truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống quê hương “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.thưởng huân, huy chương các loại.
65 năm qua cùng với CAND Việt Nam, lực lượng Công an Đồng Nai (tiền thân là Quốc gia tự vệ cuộc Biên Hòa được thành lập ngày 23/8/1945) đã lập nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Biên Hòa, Công an Đồng Nai đã cùng nhân dân cả nước làm thất bại kế hoạch "Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng", chiến thuật "Tháp canh Đơ-la-tua", âm mưu "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp. Sau năm 1954, Ban An ninh Trung ương cục và An ninh các tỉnh phía Nam kiên trì bám trụ, xây dựng thực lực cách mạng, sát cánh cùng lực lượng vũ trang tấn công, tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng; làm thất bại thủ đoạn thâm độc của bọn tình báo Mỹ - ngụy được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phát huy những thành tích đạt được của các thế hệ Công an đi trước, trong những năm qua, CBCS Công an Đồng Nai luôn bám chắc địa bàn, cơ sở, phát huy sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, đã đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của bọn phản động Fulro và các thế lực phản động khác, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong giai đoạn cách mạng mới đang mở ra cho đất nước ta nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức mới. Với tình hình đó đặt ra cho công tác vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhiều thách thức to lớn. Vì vậy đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: cần tổ chức rà soát các kế hoạch về bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Tiếp tục tổ chức và thực hiện có hiệu quả chỉ thị về cuộc vận động “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích quần chúng nâng cao tinh thần bảo vệ ANTQ, xây dựng khối đoàn kết dân tộc; Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện các âm mưu của các thế lực thù dịch và bọn tội phạm không để bị động trong mọi tình huống, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền; Tự hào và phát huy truyền thống CAND Việt Nam anh hùng, “CAND vì nước quên thân vì dân phục vụ”, nâng cao chất lượng Công an cơ sở, xây dựng lực lượng Công an Đồng Nai chuyên nghiệp, chính quy, tinh nhuyệ và từng bước hiện đại.

Những phần thưởng cao quý qua 65 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành:

Tập thể:
- 1 Huân chương Sao vàng
- 13 Huân chương Thành đồng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Huân chương Quân công hạng nhất
- 26 Huân chương Giải phóng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Cờ thưởng của Bộ Quốc Phòng
- 46 đơn vị Anh hùng
Cá nhân:
- 8 Huân chương Độc lập
- 149 Huân chương Quân công (các hạng)
- 143 Huân chương Quân kỳ quyết thắng
- 4.491 Huân chương Chiến công (các hạng)
- 36 Huân chương Chiến công giải phóng
- 18.199 Huân chương Chiến sĩ giải phóng.
- 258 Huân, huy chương Chiến thắng
- 5.704 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (các hạng)
- 1.706 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
- 1.050 Huy chương Hữu nghị
- 289 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- 22 Anh hùng LLVT Nhân dân
Câu 2:
- 2/9/1946: Vệ quốc đoàn Biên Hòa phối hợp cùng các LLVT Thủ Dầu 1, Hoóc Môn, Bình Xuyên do Ng~ Bình chỉ huy lần đầu tiên tấn công vào thực dân Pháp trong tỉnh lỵ Biên Hòa gây tấn công vang lớn.
- 2/1947: Đại đội B, chi đội 10 và công nhân tấn công diệt đồn Cây Táo
- 1/3/1948: Chiến thắng La Ngà . Từ cầu La Ngà ->Định Quán. Tiêu diệt 59 xe các loại, 150 lính Lê dương và 25 sĩ quan, trong đó có đại tá phó tổng tham mưu quân Viễn chinh Pháp
- 19/3/1948: Cầu Bà Kiên. Ông Hai Cà cùng đồng đội lần đầu bí mật diệt gọn tháp canh cầu Bà Kiên
- 3/1949: Trung đoàn 310 tổ chức đánh phá chiến khi Đ, chiến khu rừng sát. Ta điệt đồn Tân Lập (Xuân Lộc) thu được toàn bộ vũ khí. Công an tỉnh Biên Hòa phá tan tổ chức gián diệp ở Long Thành do tổ chức Việt Quốc - Việt Cách được thực dân Pháp cài vào hàng ngũ ĐCS do tên Minh cầm đầu. Ta chóng càn ở chiến khu Đ diệt 4 xe tăng ở khu vực Bến Chang Chang
- 2/12/1956: Cuộc nổi dậy phá khám của cán bộ, Đảng viên chiến sĩ yêu nước tại nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa, 1 trong 5 nhà tù lớn của địch ở miền Nam. 462 đồng chí đã trở về với Cách Mạng, ta thu 47 súng các loại.
- 27/4/1961: Đại đội 1 Long Thành đánh úp chốt dân vệ cầu Đen và Bàu Cá ở thị trấn Long Thành
28/4/1961: Đại đội 1 Long Thành tấn công đồn bảo an nhà máy Bình Sơn thu 11 súng và 5 thùng đạn và 2 mát tiện chuyển về xưởng giới miền
- 9/1972. Tại sân bay Biên Hòa và kho liên hợp Long Bình. Đã cho nổ tung 127 máy bay các loại của địch
- 16/4/1975: Tại mặt trận Phan Rang. chúng bị mất vị trí phòng thủ Phan Rang, mất luôn lực lượng trù bị chiến lược cuối cùng. Nguyễn Văn Thiệu cũng biết rằng thời của ông ta đã hết và mọi người mong muốn 1 sự tự rút lui êm ả ở ông ta.
- 30/4/1975: Mặt trận Xuân Lộc đã xảy ra cuộc tấn công vang dội khiến Frank Snepp cho rằng đại tướng Cao Viên phải bất đắc dĩ mà công nhận rằng "Quân đội không còn chiến đấu được nữa và không còn hy vọng gì thắng trận"
Câu 3 các bạn tự làm nhaz, mình chỉ co' tiểu sử của Ông Huỳnh Văn Nghệ thuj:
Huỳnh Văn Nghệ (1914–1977) là một nhà hoạt động chính trị và là một chỉ huy quân sự Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì những đóng góp trong thời kỳ chống Pháp và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Thân thếHuỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), trong một gia đình nghèo.

Trước khi sinh ra ông, gia đình ông từng sống du cư bằng ghe trên sông Bao Ngược[1]. Năm 1903, gia đình ông gặp một trận bão lớn cuốn hết cả gia tài và hai người con đầu.[2]

Sau trận bão đó, gia đình ông lưu lạc lên lập nghiệp ở vùng Tân Uyên. Thân phụ của ông là ông Huỳnh Văn Tờn, từng học võ và biết chữ Nho, sống bằng nghề đi săn, nhưng có lúc phải đi làm mướn (cưa gỗ) để sinh kế. Là một người khẳng khái, mặc dù chính quyền thực dân cấm, ông Tờn vẫn lén lút dạy võ cho thanh niên trong làng và từng được hương chức làng mời ra làm hương tuần[3] nhưng ông Tờn không nhận[2]. Thân mẫu ông là bà Đoàn Thị Hiển, sinh năm Canh Thìn (1880), làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải, nước mắm, thường đi chợ Tân Uyên để mua hàng về bán cho các làng lân cận như Tân Hòa, Mỹ Lộc...[2]

Huỳnh Văn Nghệ là con thứ 7 trong gia đình nên còn gọi là Tám Nghệ[4]. Trừ 2 người đầu mất tích do bão lũ năm 1903, và người thứ ba và thứ sáu mất sớm, ông có một người anh thứ tư (Năm Thọ) và người chị thứ năm (Sáu Yển) và 2 người em út (Chín Lưỡng và Mười Mẫn). Như thông tục thời bấy giờ, ông còn được cha mẹ gọi là Ngộ hoặc Ngãi[5].

Tuy nhà nghèo, nhưng ông được hưởng một nền giáo dục rất tốt, được cha dạy dỗ về căn bản cả văn lẫn võ. Tuy nhà nghèo, nhưng ông được gia đình chăm lo ăn học đến nơi đến chốn. Ông được cho đi học bậc tiểu học tại làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên và học rất giỏi. Nhờ đó, năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, ông đã giành được học bổng bậc trung học của Trường Petrus Ký. Sau khi lên [[Sài Gòn học ít lâu, cha ông tử nạn bởi bị rắn độc cắn. Toàn bộ gia đình ông trông nhờ vào người mẹ buôn bán nhỏ và người anh làm thầy giáo ở quê nhà.
Bước đầu hoạt động cách mạngTừ nhỏ, ông chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của gia đình. Khi học bậc trung học tại trường Petrus Ký tại Sài Gòn, ông thường xuyên có thái độ bài Pháp thực dân và có thể đã có những tiếp xúc đầu tiên với những người Cộng sản[6].

Sau khi tốt nghiệp với bằng Thành chung vào năm 1932, ông vào làm công chức tại Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn). Thời gian này, ông được các cán bộ Cộng sản vận động, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội vào năm 1936, một phong trào vận động thu thập dân nguyện đề nghị cải cách với chính quyền thực dân Pháp, bắt đầu hoạt động làm thơ, viết báo (tiếng Việt, tiếng Pháp) đăng trên các báo ở Sài Gòn. Năm 1937, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất.

Năm 1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra và bị chính quyền thực dân đàn áp khốc liệt. Vì là một đảng viên bí mật hoạt động công khai, nên thân phận của ông không bị bại lộ. Nhưng do việc thường xuyên tiếp tế cho một bộ phận nghĩa quân rút về lập căn cứ ở Tân Uyên, năm 1942, ông bị phát hiện và bị truy bắt. May mắn là ông kịp đào thoát sang Thái Lan. Tại đây, ông hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, tổ chức xuất bản tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi Việt kiều bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.
Hoạt động quân sựNăm 1944, ông trở về nước bắt liên lạc với Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được giao lập khu nghĩa quân Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên, Biên Hòa. Tháng 7 năm 1945, lần thứ hai ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban kháng chiến miền Đông. Chính quyền cách mạng giao cho ông trọng trách mang hơn 10 vạn đồng (tiền Đông Dương) qua Campuchia mua vũ khí về phục vụ cách mạng nhưng hai kẻ môi giới cầm tiền đã bỏ trốn, khiến ông không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này hai kẻ môi giới lừa bịp đã bị bắt.

Cuối tháng 9 năm 1945, Sài Gòn bị Pháp chiếm, trạng sư Dương Văn Giáo, “lãnh tụ” Việt Nam phục quốc đồng minh hội, đứng ra thành lập chính phủ “Nam Kỳ Cộng hòa quốc” phục vụ cho thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo.

Tháng 5 năm 1946, Tư lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình phong cho Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 10 Huỳnh Văn Nghệ làm Khu bộ phó Khu 7(lúc này, Bảy Viễn là khu bộ trưởng khu 7, miền Đông Nam Bộ, một trong 3 khu quân sự-hành chính ở Nam Bộ). Sau này ông được thăng chức Khu trưởng Khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7(Bảy Viễn[cần dẫn nguồn] được thăng chức lớn, nhưng không nhận, và gia nhập hàng ngũ tay sai của Pháp). Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Nghệ.

Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và tiếp tục công tác trong Quân đội với hàm Thượng tá, chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chuyển sang ngạch dân sựRời quân đội, Huỳnh Văn Nghệ chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ, làm Phó ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, ông là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp (về sau hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông lâm bệnh và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 3 năm 1977.
"Thi tướng"Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".

Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…
Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:

Có ai về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông đất Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi cứu nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").

Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.
Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998. Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.

Tháng 12 năm 2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng Nai và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Tại thị xã Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ và ở thành phố Biên Hòa cũng có con đương mang tên ông, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương.

Cuộc đời ông cũng được hãng TFS dựng thành phim truyền hình 37 tập "Vó ngựa trời Nam", do Nghệ sĩ ưu tú Lê Cung Bắc làm đạo diễn và các diễn viên Huỳnh Đông vai Huỳnh Văn Nghệ, Lê Phương vai Nhàn, Bé Cường vai Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ, Tấn Hưng vai Tám Phát, Thạch Kim Long vai Chín Quỳ. Phim được dàn dựng từ năm 2007 và công chiếu vào tháng 3 năm 2010, nhận được một số lời khen ngợi.

Không lâu sau đó, ngày 17 tháng 4 năm 2010, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Gia đìnhÔng lấy vợ tên là Đoàn Thị Nhạn, có tất cả 9 người con. Hai người con đầu mất sớm. Người thứ ba là bà Huỳnh Xuân Lan, mất năm 2007, nguyên là Phó TGĐ Tổng Công ty xây dựng số 1. Người thứ tư là bà Huỳnh Thu Cúc, giảng viên đại học Bách Khoa. Người thứ năm là bà Huỳnh Thu Nguyệt, nguyên là kế toán trưởng. Người thứ sáu là ông Huỳnh Văn Nam, hiện đang là TGĐ Đài Truyền Hình TP.HCM. Người thứ bảy mất sớm. Người thứ tám là bà Huỳnh Thị Sông Bé. Người con út là bà Huỳnh Thị Thành, hiện là trưởng khoa Vật lý Đo lường, Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TP.HCM.
kelin
kelin
WebMaster
WebMaster

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 01/01/2011
Age : 28
Đến từ : Vietnamese

https://weareone.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết